Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nguyên lý hoạt động của thang máy

-Thang máy hoạt động dựa trên nguyên lý: Cabin được đẩy lên và hạ xuống bằng dây thép thông qua phần đối trọng. Đối trọng và Cabin sẽ di chuyển ngược chiều so với nhau.Các dây cáp được gắn vào cabin và đối trọng và được đấu qua các puli, khi các puli quay sẽ kéo theo sự di chuyển của cabin và đối trọng. Các puli sẽ được kết nối với một động cơ điện (motor kéo), động cơ sẽ làm cho các puli quay. Động cơ điện sẽ được điều khiển bởi tủ điều khiển thang máy sau khi nhận được lệnh từ bẳng gọi tầng và bảng điều khiển tầng trong cabin.

Bài viết liên quan:


Nguyên lý hoạt động của thang máy

- Chi tiết hoạt động của từng bộ phận trong thang máy:
·       Hệ thống điều khiển thang máy: Đây là bộ phận quan trọng nhất của thang máy, là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt động của thang máy. Hệ thông điều khiển thang máy là bộ phận chứa các thiết bị điện tử được lập trình để điều khiển sự hoạt động của thang máy theo lệnh nhận được từ các bảng điều khiển bên trong cabin và bảng gọi tầng. Trong hệ thống điều khiển thang máy có chứa biến tần, đây là thiết bị có tác dụng bảo vệ các thiết bị khác trong hệ thống, giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn, biến tần còn có tác dụng xử lý nhiều lệnh khi nhận được nhiều lệnh từ các bảng điều khiển trong cabin và bảng gọi tầng.
·       Motor kéo: Có 2 loại là loại có hộp số và loại không có hộp số. Bộ phần này phần lớn được lắp đặt ở phía trên của phần đỉnh của giếng thang (một số trường hợp được lắp đặt ở phần dưới hố thang). Tủ điều khiển điều khiển motor kéo làm quay puli, tạo lực để làm di chuyển thang máy.
·       Ray dẫn hướng: Bao gồm ray dẫn hướng cabin và ray dẫn hướng đối trọng. Bộ phận này được lắp đặt dọc theo giếng thang, nó có tác dụng giúp cho cabin và hố thang hoạt động đúng vị trí của nó trong giếng thang, tránh lệch ra khỏi vị trí hoạt động (tương tự như đường ray xe lửa). Ray dẫn hướng cần phải có đủ độ cứng để đảm bảo sức nặng của cabin và đối trọng trong trường hợp xảy ra sự cố, khi bộ hãm bảo hiểm làm việc có thể cố định được thang máy trong giếng thang không bị rơi xuống. Trên ray dẫn hướng cabin còn được gắn với một bộ phận gọi là cờ, mỗi khi cabin đi qua bộ phận này sẽ có một tín hiệu báo giúp cho cabin nhận biết vị trí tầng.
·       Bộ hạn chế tốc độ (hay còn gọi là Thắng cơ): Bộ phận này có tác dụng giúp cho cabin di chuyển ổn định hơn (trong trường hợp cabin di chuyển quá tốc độ cho phép thì thắng cơ sẽ kẹp chặt vào ray dẫn hướng làm cabin di chuyển chậm lại, đảm bảo tốc độ ổn định).
·       Giảm chấn: Là thiết bị được lắp đặt ở hố PIT, có nhiệm vụ làm giảm các chấn động cho cabin khi cabin xuống đến tầng cuối cùng, khi mà các bộ phận an toàn khác đều không hoạt động.
·       Cửa cabin và cửa tầng: Cửa cabin đóng mở được nhờ bộ truyền động cửa. Cửa cabin mở sẽ kéo theo cửa tầng mở. Cửa cabin được lắp đặt một hệ thống cảm biến giúp nhận biết được vật cản ở cửa (trong trường hợp có vật cản quá lâu, thang máy sẽ phát ra tín hiệu thông báo).
·       Cabin: Là bộ phận chuyên chở người sử dụng thang máy lên xuống các tầng.
·       Phần đối trọng: Đây là phần được nối với cabin, giúp cho cabin lên và xuống theo yêu cầu. Phần đối trọng thường được thiết kế với trọng lượng nặng hơn cabin khoảng 40% khi chất đủ tải.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét